Cẩn trọng với những "chung cư đen" bị "tuýt còi" vi phạm PCCC

01/06/2018

Mới đây, cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) Hà Nội đã chính thức công bố danh sách 91 "chung cư đen" cần khắc phục các tồn tại và vi phạm về phòng cháy chữa cháy theo Tiêu chuẩn và Quy định của Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng công trình chung cư, nhà cao tầng. 

Năm 2017, trên địa bàn cả nước xảy ra 4114 vụ cháy nổ, làm 119 người chết và 270 người bị thương, thiệt hại ước tính lên tới khoảng 2.000 tỷ đồng. Hồi cuối tháng 3/2018, liên tiếp bốn vụ hỏa hoạn đã xảy ra trên địa bàn Hà Nội chỉ trong vòng một ngày, dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo trong vấn đề quản lý xây dựng theo tiêu chuẩn và quy định của Nhà nước về PCCC.

Ngay sau vụ việc trên, lực lượng Cảnh sát PCCC đã gấp rút kiểm tra, rà soát hàng loạt công trình chung cư, nhà cao tầng tại Hà Nội và chính thức công bố danh sách 91 "chung cư đen" bị tuýt còi vì vấn đề không đảm bảo an toàn PCCC trên báo An ninh Thủ đô ngày 30/5/2018 vừa qua.

Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với chung cư cao tầng

Dưới đây là một số quy định cơ bản về phòng cháy, chữa cháy đối với các tòa nhà cao tầng thường bị các chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng "lãng quên" gây nên những thiệt hại khôn lương về người và của cho cư dân.

1. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009, tòa nhà từ 05 tầng trở lên phải trang bị hệ thống báo cháy tự động. Hệ thống này phải đảm bảo các yêu cầu như phát hiện cháy nhanh, chuyển tín hiệu rõ ràng và đảm bảo độ tin cậy. Trường hợp hệ thống báo cháy tự động có liên kết với hệ thống chữa cháy thì ngoài chức năng báo cháy còn phải điều khiển hệ thống chữa cháy hoạt động ngay để kịp thời dập tắt đám cháy. Hệ thống này sau khi đưa vào hoạt động cần được kiểm tra mỗi năm ít nhất 02 lần; được bảo dưỡng ít nhất 2 năm một lần.

2. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 3890:2009, tất cả các khu vực trong tòa nhà có nguy hiểm về cháy, kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy đều phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe. Bình phải được bố trí ở vị trí thiết kế, không để bình tập trung ở một chỗ. Trong đó, với mức độ nguy hiểm thấp, định mức trang bị bình chữa cháy là 150m2/bình; mức độ nguy hiểm trung bình là 75m2/bình và với mức độ nguy hiểm cao là 50m2/bình.

3. Theo Quy chuẩn Việt Nam: QCVN 06:2010/BXD, cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa. Với các tòa nhà có chiều cao lớn hơn 15m, các cánh cửa này phải là cửa đặc hoặc với kính cường lực.

4. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 2622:1995, các tòa chung cư phải bố trí từ 1 – 2 họng nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong nhà với lượng nước tính cho mỗi họng là 2,5 lít/giây. Các họng chữa cháy bên trong tòa nhà phải bố trí cạnh lối ra vào, trên chiếu nghỉ buồng thang, ở sảnh, hành lang và những nơi dễ thấy, dễ sử dụng. Tâm của họng chữa cháy phải đặt ở độ cao 1,25m so với mặt sàn. Mỗi họng chữa cháy trong tòa nhà phải có đặt van khóa, lăng phun nước và cuộn vòi mềm có đủ độ dài theo tính toán.

5. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6160:1996, trong các nhà cao tầng phải có ít nhất 02 lối ra thoát nạn để đảm bảo cho người thoát nạn an toàn khi có cháy, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động.\

91 công trình vi phạm PCCC góp mặt nhiều "ông lớn" bất động sản

Không chỉ những công trình nhỏ mới vi phạm mà ngay đến nhiều "ông lớn" trong ngành bất động sản như Tổng công ty Viglacera với KĐT Đặng Xá, Gia Lâm hay Tổng Công ty Phát triển nhà và Đô thị HUD với KĐT Văn Quán, Vạn Phúc, Hà Đông và KĐT Việt Hưng, Gia Lâm cũng được nhắc tới trong danh sách này.

Đáng lo ngại hơn, trong danh sách của cơ quan Cảnh sát PCCC Hà Nội còn xuất hiện một số công trình công cộng như khách sạn Tirant, The Light, May de Ville (trung tâm quận Hoàn Kiếm), bệnh viện đa khoa Thu Cúc và một số cơ quan chuyên quyền khác.

Đối với những công trình chung cư cao tầng vi phạm nghiêm trọng về an toàn phòng cháy chữa cháy nhưng chủ đầu tư, đơn vị quản lý chây ỳ, cố tình không chấp hành các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, không thực hiện các nội dung kiến nghị, yêu cầu khắc phục của cơ quan có thẩm quyền thì xem xét, đề xuất chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự theo quy định tại Điều 240 Bộ Luật Hình sự.

Danh sách 91 cơ sở công trình nhà cao tầng tại Hà Nội còn tồn tại hoặc vi phạm về PCCC: