10 kinh nghiệm mua nhà chung cư bạn cần phải biết khi chọn mua

17/12/2019

Việc mua căn hộ chung cư đang trở thành xu thế của rất nhiều người dân Việt Nam. Đặc biệt là khi giá đất đang ngày càng tăng theo sự phát triển đô thị hóa của thành phố. Dưới đây là 10 kinh nghiệm, yếu tố mà bạn cần xem xét trước khi mua nhà chung cư mà chúng tôi đúc kết từ hàng trăm khách hàng.

10 kinh nghiệm mua nhà chung cư bạn cần phải biết khi chọn mua

Phí dịch vụ tòa nhà(kinh nghiệm mua nhà chung cư):

Khi mua một căn hộ chung cư cũng có nghĩa là bạn đồng ý tham gia vào một cộng đồng cư dân. Cộng đồng cư dân này sẽ cùng sở hữu các tài sản cũng như dịch vụ công cộng chung: an ninh, bể bơi...... Các tài sản và dịch vụ này sẽ tính phí của cư dân chung cư đó hàng tháng để thanh toán các chi phí cũng như bảo trì. Mức chi phí dịch vụ này sẽ tùy thuộc diện tích của chung cư và độ phức tạp của dịch vụ. Do đó, với các chung cư có khu dịch vụ công cộng cao cấp như: bể bơi, khu tập gym, bể bơi thường có mức phí dịch vụ cao hơn nhiều. Mức phí dịch vụ có thể giao động từ 5.000đ - 20.000 đ/m2/tháng. Nếu tính trung bình một tháng, chi phí dịch vụ của một căn hộ có thể rơi vào khoảng 1.500.000đ - 2.000.000đ tháng. Có thể thấy đây là một khoản chi phí không hề nhỏ. Và cho dù bạn có sử dụng loại hình dịch vụ đó hay không đi chăng nữa thì bạn sẽ vẫn phải thanh toán khoản phí dịch vụ đó cũng như bỏ phiếu cùng cộng đồng cư dân để nâng cấp một tài sản chung nào đó. Vây điều bạn cần tìm hiểu đối với phí dịch vụ tòa nhà là: - Tìm hiểu chi phí dịch vụ hàng năm của tòa nhà - Chi phí bảo hành, bảo trì tòa nhà - Chủ đầu tư tòa nhà đã có quỹ cho chi phí bảo trì tòa nhà chưa - Chủ đầu tư tòa nhà có đang nợ nần gì không?

Phí dịch vụ của tòa nhà có thể tới 2 triệu/tháng

Phí dịch vụ của tòa nhà có thể tới 2 triệu/tháng

Tìm hiểu chủ đầu tư quản lý tòa chung cư của bạn (kinh nghiệm mua nhà chung cư)

Một trong những kinh nghiệm xương máu khi mua chung cư đó là bạn cần phải tìm hiểu về chủ đầu tư sẽ quản lý tòa nhà của bạn. Mỗi chủ đầu tư thường sẽ có luật lệ rất rõ ràng đối với cư dân. Ví dụ như luật cấm làm ồn, luật liên quan đến vật nuôi, cấm sử dụng bếp..... Một vài chủ đầu tư khác lại thường hay tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng để cư dân cùng tham gia. Hãy liên về với nhân viên kinh doanh của dự án để hỏi thêm thông tin chi tiết của chủ đầu tư. Hay nếu có thể, hỏi thăm các cư dân đã từng sống tại chung cư đó để biết chi tiết.

Tìm hiểu về các tiện ích xung quanh dự án (kinh nghiệm mua nhà chung cư)

Sống trong một căn hộ chung cư, thông thường mọi người sẽ thấy chút bí bách do thiếu không gian cũng như không có sân vườn. Vì vậy, việc tìm hiểu về các tiện ích, dịch vụ xung quanh dự án sẽ rất quan trọng. Ví dụ, nếu bạn có bố mẹ già hoặc có thú cưng, bạn sẽ muốn căn hộ của mình gần cảnh quan công viên hoặc hồ nước để có thể đi bộ giãn hoặc tập thể dục. Hoặc các tiện ích khác quan trọng nếu như bạn đã có gia đình như trường học hay siêu thị. Nhất là khi giao thông trong thành phố luôn tắc vào giờ cao điểm. Mặt khác, nếu bạn mua chung cư với mục đích đầu tư cho thuê hoặc bán lại. Các tiện ích ngoại khu sẽ là điểm mạnh để bạn rao bán với khách hàng.

Khu vực để xe (kinh nghiệm mua nhà chung cư)

Chỗ để xe trong chung cư thường thiếu trong các thời gian cao điểm, đặc biệt là trong thành phố hoặc các khu trung tâm hành chính thương mại.Chính vì điều này nên việc sở hữu một chỗ để xe chỉ dành riêng cho (đối với ô tô) là rất quan trọng. Kể cả khi bạn thường sử dụng các phương tiện công cộng hay ứng dụng di chuyển như Grab hay Uber, bạn vẫn sẽ cần phải quan tâm đến khu vực để xe để có thể hướng dẫn cho các khách đến thăm căn hộ của mình.

Khu vực để xe của tòa nhà

Khu vực để xe của tòa nhà

Nghiên cứu cộng đồng cư dân mà bạn sẽ cùng sinh sống (kinh nghiệm mua nhà chung cư)

Chắc chắn rằng bạn sẽ không thể chọn được ai sẽ là hàng xóm của mình trong khu chung cư đó được. Nhưng hãy nhớ rằng họ sẽ có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn tại đây sau này. Hãy hỏi đơn vị kinh doanh chung cư về cư dân sẽ và đang sinh sống trong tòa nhà hoặc nghiên cứu vị trí địa lý của chung cư và tầm tiền. Ví dụ: nếu một chung cư có mức ngân sách trung bình và ở gần khu vực có nhiều trường học thì khả năng cao cư dân sẽ có nhiều giáo viên. Môt số việc khác bạn có thể tham khảo khi nghiên cứu cộng đồng cư dân: Tiếng ồn: khi tham quan bạn có nghe nhiều tiếng người từ các căn hộ không Mùi: Bạn có ngửi thấy mùi động vật chó, mèo hay mùi rác không? Ánh sáng: Khu vực hành lang có nhiều ánh sáng tự nhiên không? Không khí: Căn hộ của bạn có đủ cửa sổ và không khí ngoài trời có thông thoáng không?

Cộng đồng cư dân sống tại tòa nhà

Cộng đồng cư dân sống tại tòa nhà

Hệ thống xử lý rác (kinh nghiệm mua nhà chung cư)

Hệ thống xử lý rác thái ở mỗi tòa chung cư sẽ khác nhau. Một số tòa chung cư sử dụng hố đứng để xử lý rác thác tiện lợi (thường mùi do vệ sinh không tốt). Trong khi một số tòa khác vẫn sử dụng nhân công để xử rác (chi phí cao). Đó là lý do tại sao bạn nên nghiên cứu cả hệ thống xử lý rác khi mua chung cư. Tỷ lệ căn hộ trống và căn hộ ở hoặc cho thuê ngắn ngày Nếu bạn dự định mua chung cư để sống lâu dài thì việc tìm hiểu tỷ lệ căn hộ còn trống và bao nhiêu căn hộ sử dụng cho thuê rất quan trọng. Ở trong một khu chung cư không có nhiều cư dân ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống cũng như các hoạt động của cộng đồng ở đó. Mặt khác, chung cư có qua nhiều căn hộ cho thuê thường tạo nỗi lo về an ninh và tiếng ồn.

Hệ thống xử lí rác của tòa nhà

Hệ thống xử lí rác của tòa nhà

Đánh giá hệ thống an ninh (kinh nghiệm mua nhà chung cư)

Trong chung cư, lượng người lạ ra vào sẽ nhiều và phức tạp hơn. Vậy nên việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống an ninh của chung cư rất quan trọng. Một số tòa chung cư sử dụng thẻ quét, camera an ninh, mật khẩu hoặc nhân viên bảo vệ. Những dịch vụ này cung cấp hệ thông an ninh an toàn hơn. Tuy nhiên chúng cũng làm tăng chi phí dịch vụ của tòa nhà.

Hệ thống an ninh của tòa nhà

Hệ thống an ninh của tòa nhà

Thiết kế và bố cục tòa nhà (kinh nghiệm mua nhà chung cư)

Nghiên cứu về bố cục chung của tòa nhà và cách bố trí rất quan trọng khi mua căn hộ. Hãy thử xem xem căn hộ của bạn có các vết nứt, dột, mốc hoặc hỏng không. Kiểm tra xem tường được làm bằng chất liệu gì và cách âm tốt không. Bạn có thể hỏi xem chủ đầu tư tòa nhà có cho phép bạn thiết kế và sửa sang lại căn hộ không, đặc biệt là khi bạn thay đổi kết cấu chính của cấn hộ. Nếu bạn thực sự không thỏa mãn với thiết kế thì bạn nên tìm một sản phẩm khác.