Tải quy chuẩn xây dựng việt nam mới nhất do bộ xây dựng ban hành
Tóm tắt nội dung
1.Quy định chung (quy chuẩn xây dựng việt nam mới nhất)
1.1 Phạm vi điều chỉnh:
Quy chuẩn này quy định những nguyên tắc chung để phân loại, phân cấp và xác định cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị (gọi tắt là phân loại, phân cấp công trình) nhằm làm cơ sở để xác định các giải pháp kinh tế kỹ thuật khi lập và xét duyệt các dự án đầu tư, thiết kế và xây dựng công trình.
1.2 Đối tượng áp dụng:
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
2.Quy định kỹ thuật(quy chuẩn xây dựng việt nam mới nhất):
2.1 Phân loại công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị
2.1.2 Phân loại nhà ở Nhà ở được phân thành hai loại sau:
- Nhà chung cư;
- Nhà riêng lẻ Tùy theo cơ cấu buồng phòng trong căn hộ, nhà chung cư được phân thành:
- Nhà chung cư căn hộ độc lập, khép kín;
- Nhà tập thể (ký túc xá).
2.1.3 Phân loại nhà và công trình công cộng: Tùy theo công năng và mục đích sử dụng chuyên biệt, nhà và công trình công cộng được phân thành các loại sau:
- Công trình giáo dục;
- Công trình y tế;
- Công trình thể thao;
- Công trình văn hóa;
- Công trình thương mại và dịch vụ;
- Công trình thông tin liên lạc, viễn thông;
- Nhà ga;
- Công trình dịch vụ công cộng;
- Văn phòng, trụ sở cơ quan;
- Các công trình công cộng khác.
2.1.4 Phân loại công trình công nghiệp Công trình công nghiệp là nơi mà trong đó diễn ra các quá trình sản xuất công nghiệp và phục vụ sản xuất, nằm trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, bao gồm có nhà (xưởng) sản xuất; nhà điều hành sản xuất; công trình phục vụ sản xuất (y tế, ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí, học tập, văn hóa, dịch vụ, kho tàng, giao thông…) và công trình kỹ thuật (điện, cấp - thoát nước, thông gió, xử lý chất thải, phòng cháy chữa cháy...). Công trình công nghiệp được phân loại theo ngành sản xuất, bao gồm các ngành nghề sau:
- Công trình sản xuất vật liệu xây dựng;
- Công trình khai thác than, quặng;
- Công trình khai thác và chế biến dầu khí;
- Công trình sản xuất công nghiệp nặng;
- Công trình sản xuất công nghiệp nhẹ;
- Công trình chế biến thuỷ sản;
- Các công trình công nghiệp khác.
2.1.5 Phân loại công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị được phân loại như sau:
- Hệ thống các công trình cấp nước đô thị;
- Hệ thống các công trình thoát nước đô thị;
- Hệ thống các công trình cấp điện đô thị;
- Hệ thống các công trình chiếu sáng đô thị;
- Hệ thống các công trình cấp xăng dầu và khí đốt đô thị;
- Hệ thống các công trình thông tin đô thị;
- Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn;
- Nhà tang lễ và nghĩa trang đô thị;
- Hệ thống các công trình giao thông đô thị. Đối với hệ thống các công trình giao thông đô thị, ngoài việc phân theo chức năng sử dụng còn phải tính đến tính chất giao thông của công trình.
2.2 Phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
2.2.1 Nguyên tắc chung Tầm quan trọng của công trình được xác định trên cơ sở mức độ ảnh hưởng của công trình đó đến con người, tài sản hay cộng đồng khi có sự cố; hoặc ảnh hưởng của công trình đó trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội trên phạm vi lãnh thổ nhất định. Khi cấp của công trình xây dựng được quy định theo nhiều tiêu chí khác nhau thì cấp của công trình được xác định theo tiêu chí của cấp cao nhất. Cấp công trình được xác định phải căn cứ vào các yêu cầu sau :
- Mức độ an toàn cho người và tài sản;
- Độ bền, tuổi thọ công trình trong suốt niên hạn sử dụng, chịu được mọi tác động bất lợi của điều kiện khí hậu, tác động lý học, hoá học và sinh học;
- Độ an toàn khi có cháy trong giới hạn chịu lửa cho phép. Độ bền vững của công trình được chia ra 4 bậc như sau:
- Bậc I: Niên hạn sử dụng trên 100 năm;
- Bậc II: Niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm;
- Bậc III: Niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm;
- Bậc IV: Niên hạn sử dụng dưới 20 năm. Vật liệu sử dụng phải đảm bảo độ bền lâu, đáp ứng yêu cầu sử dụng, không bị biến dạng, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương và phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn sức khỏe như quy định trong QCXDVN 05:2008/BXD
2.2.2 Một số yêu cầu khi phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
Nhà ở: Nhà chung cư được xếp vào loại nhà thuộc nhóm nguy hiển cháy F1.3. Nhà ở riêng lẻ thuộc nhóm nguy hiểm cháy F1.4. Các yêu cầu về tính nguy hiểm cháy theo công năng được quy định trong QCVN 06:2010/BXD. Đối với nhà chung cư đến 25 tầng phải được xây dựng với cấp công trình không nhỏ hơn cấp II. Nhà chung cư trên 25 tầng (trên 75 m) phải được xây dựng với cấp công trình không nhỏ hơn cấp I và giới hạn chịu lửa của các bộ phận chủ yếu của công trình không thấp hơn các giá trị sau:
- Bộ phận chịu lực của nhà: R 180;
- Tường ngoài không chịu lực: E 60;
- Sàn giữa các tầng (bao gồm cả sàn tầng áp mái và sàn trên tầng hầm): REI 90;
- Tường buồng thang trong nhà: REI 180;
- Bản thang và chiếu thang: R 90.
Nhà và công trình công cộng: Nhà và công trình công cộng sau đây phải có cấp công trình từ cấp I trở lên:
- Nhà và công trình có tầm cỡ quốc tế, quốc gia, công trình có ý nghĩa đặc biệt về an ninh, quốc phòng và ngoại giao;
- Các công trình trụ sở cơ quan Đảng, Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương và cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các công trình phục vụ trực tiếp cho công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cấp cứu trong trường hợp xảy ra thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh.
Công trình công nghiệp Các công trình công nghiệp có mức độ nguy hiểm cao, ảnh hưởng lớn đến con người, tài sản hay cộng đồng khi có sự cố phải có cấp công trình không nhỏ hơn cấp I: công trình có sử dụng hoặc lưu giữ chất phóng xạ, công trình sản xuất hoặc lưu giữ hóa chất độc hại, vật liệu nổ. Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật (cấp nước, xử lý nước thải, kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, tuy nen kỹ thuật,…) thuộc dự án xây dựng công trình công nghiệp khi xác định cấp công trình phải tuân theo các quy định như đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị Việc phân cấp hệ thống các công trình giao thông đô thị ngoài việc tuân thủ các quy định tại 2.2.1 còn phải tính đến các yêu cầu sau :
- Tốc độ thiết kế hoặc lưu lượng xe thiết kế trung bình ngày đêm (xe con quy đổi/ngày đêm).
- Năng lực vận tải và vận chuyển an toàn. Đối với các công trình đường thủy như bến hàng, bến khách, bến và công trình nâng
- Hạ tàu, nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu, công trình bảo vệ cảng, gia cố bờ, âu thuyền cho tàu khi xác định cấp công trình phải tính đến chiều cao công trình.
3 Tổ chức thực hiện (quy chuẩn xây dựng việt nam mới nhất)
Khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư có quyền xem xét và lựa chọn cấp công trình và được người quyết định đầu tư phê duyệt. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này trong quá trình lập và phê duyệt dự án đầu tư, cấp phép, xây dựng và nghiệm thu công trình đưa vào khai thác sử dụng. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành phối hợp với Bộ Xây dựng về việc phân loại, phân cấp công trình xây dựng chuyên ngành. Việc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trong các dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt được áp dụng theo quy định hiện hành cho đến khi quy chuẩn này chính thức có hiệu lực.