Thuật ngữ sổ hồng không được quy định trong Luật Đất đai. Vậy phải hiểu sổ hồng sao cho đúng, thủ tục làm sổ hồng cần những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Sổ hồng là gì?
Thuật ngữ sổ hồng vốn không được quy định trong Luật Đất đai. Tuy nhiên đây là thuật ngữ mà người dân dùng để gọi Giấy chứng nhận về nhà đất. Từ ngày 10/12/2009, Nghị định 88/2009/NĐ-CP chính thức có hiệu lực. Do vậy, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Như vậy, sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hay quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đây là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Hay tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Sổ hồng khác gì với sổ đỏ
Cũng giống như sổ hồng, sổ đỏ không có trong thuật ngữ Luật Đất đai. Tuy nhiên sổ đỏ cũng là tên gọi mà người dân dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định, sổ hồng và sổ đỏ chỉ khác nhau khi được cấp trước ngày 10/12/2009. Từ ngày 10/12/2009 người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp một loại Giấy chứng nhận áp dụng trong phạm vi cả nước. Vì vậy sổ hồng và sổ đỏ đều dùng để chỉ Giấy chứng nhận được cấp từ ngày 10/12/2009. Do vậy từ ngày 10/12/2009 sổ hồng và sổ đỏ giống nhau về bản chất và chỉ khác màu sắc. Về mặt pháp lý sổ hồng và sổ đỏ đều tương đương nhau.
Điều kiện được cấp sổ hồng
Người được cấp sổ hồng phải đáp ứng điều kiện theo điều 100 của Luật đất đai 2003.
Về các loại giấy tờ
- Các loại giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được cấp do cơ quan có thẩm quyền.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Nếu không có sẽ xét trường hợp đã có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 chưa.
- Giấy tờ về thừa kế, tặng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất hợp lệ.
- Giấy tờ chuyển nhượng hợp pháp quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
- Giấy tờ thanh lý nhà gắn liền với đất và giấy tờ mua nhà thuộc quyền sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất.
- Các loại giấy tờ hợp lệ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
- Những người có một trong các loại giấy tờ quy định nói trên có ghi tên người khác, đi kèm theo đó là giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan nhưng thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật chưa được thực hiện.
-
Các trường hợp khác
- Những cá nhân hoặc hộ gia đình được Tòa án nhân dân công nhận có quyền sử dụng đất trong một cuộc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
- Những người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà giấy chứng nhận chưa được cấp.
- Những người đang sử dụng đất có công trình dạng đặc biệt như là đình, đền, miếu, nhà thờ họ, đất nông nghiệp… và đất đó không có tranh chấp.
Thủ tục làm sổ hồng
Để hoàn thiện thủ tục làm sổ hồng trước tiên cần chuẩn bị các giấy tờ hồ sơ. Các giấy tờ phải dựa theo Khoản 1 Điều 8 Thông Tư 24/2014/TT-BTNMT. Theo đó gồm:
- Đơn đăng ký cấp sổ hồng theo mẫu 04a/ĐK.
- Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, giấy tờ về tài sản gắn liền đất.
- Chứng từ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (biên lai nộp tiền thuế, tiền sử dụng đất…)
- Giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính đất đai, tài sản gắn liền đất (nếu có)
- Sổ hộ khẩu
- Chứng minh nhân dân / thẻ căn cước
- Giấy xác nhận tình trạng độc thân
Sau khi chuẩn bị giấy tờ, thủ tục làm sổ hồng phải tiến hành theo 3 bước. Các bước thủ tục làm sổ hồng là:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hoặc cũng có thể nộp tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Địa phương nào đã thành lập Bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý
Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ sẽ do cơ quan chính quyền đảm nhiện. Theo đó, cán bộ tiếp nhận thủ tục làm sổ hồng sẽ phải kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung. Nếu đủ hồ sơ thì công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ hồ sơ vào Sổ tiếp nhận.
Sau đó viết và đưa phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp. Xử lý yêu cầu cấp sổ hồng cho hộ gia đình, cá nhân. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thông báo các khoản tiền phải nộp cho người yêu cầu cấp sổ hồng. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo quy định. Ví dụ như lệ phí cấp giấy chứng nhận tiền sử dụng đất. Khi nộp tiền xong giữ lại hóa đơn, chứng từ nhằm xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Bước 3: Trả kết quả
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao sổ hồng cho người được cấp. Người này đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Hoặc gửi sổ hồng cho UBND cấp xã để trao giao cho hộ gia đình, cá nhân.