Cách thuyết phục khách hàng mua sản phẩm

10/03/2020

Là một người bán hàng, bạn có rất nhiều sản phẩm đa dạng với dịch vụ và chất lượng tuyệt vời để khách hàng lựa chọn. Vậy tại sao khách hàng tiềm năng của bạn lại luôn lưỡng lự giữa các lựa chọn và không thể đi tới quyết định cuối cùng?

Lý do rất đơn giản, có hàng ngàn những người bán hàng, sale ngoài kia như bạn để khách hàng lựa chọn. Bài viết này sẽ chỉ bạn cách thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của chính mình.

Lắng nghe khách hàng

Đôi khi cách để thuyết phục khách hàng hiệu quả nhất lại không phải là tư vấn quá nhiều về sản phẩm, mà chỉ đơn giản là lắng nghe khách hàng. Đây là một trong những lỗi cơ bản của rất nhiều sale, đặc biệt là những người mới vào nghề. Ví dụ, bạn là khách hàng vào cửa hàng tạp hóa để mua một chai dầu gội đầu. Nhưng thay vì hỏi yêu cầu của khách hàng là gì, người bán hàng lại giới thiệu một loạt các sản phẩm từ bàn chải đánh răng cho đến máy xay hoa quả. Vậy là thay vì mất 2 phút để mua sản phẩm mà bạn cần, người bán hàng đã lấy đi của bạn 20 phút cho những thứ mà bạn không muốn mua, tạo cảm giác khó chịu. Vì vậy, việc lắng nghe đôi khi lại là cách hiệu quả nhất để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.

Hãy lắng nghe yêu cầu của khách hàng

Hãy lắng nghe yêu cầu của khách hàng

Chuẩn bị đầy đủ thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang bán

Một sản phẩm tuyệt vời cả về chất lượng và dịch vụ thường có rất nhiều chi tiết tỉ mỉ, khó có thể diễn tả một cách đầy đủ bằng lời nói. Khi bạn chuẩn bị đầy đủ thông tin, tài liệu về sản phẩm cho khách hàng: Tờ rơi, tời giới thiệu sản phẩm, thậm chí là file thuyết trình, video... luôn tạo điểm cộng trong mắt khách hàng. Khách hàng sẽ có thể hình dung đầy đủ và chi tiết hơn về dịch vụ sản phẩm của bạn. Mặt khác, điều đó của cho thấy sự chuyên nghiệp của người bán hàng, đẩy nhanh quá trình chốt đơn.

Chuẩn bị đầy đủ tài liệu sản phẩm

Chuẩn bị đầy đủ tài liệu sản phẩm

Xác định yếu tố bán hàng độc nhất (Unique selling point)

Để có thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình thay vì hàng ngàn sản phẩm khác ngoài thị trường, bạn cần xác định USP (Unique selling point) của sản phẩm. Một số người thường nghĩ để cạnh tranh đối khác, giá tiền là quan trọng nhất. Tuy nhiên việc này không tốt chút nào và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích người bán hàng. Hơn nữa, đối thủ cạnh tranh của bạn hoàn toàn có thể tiếp tục hạ giá để cạnh tranh lại. Thay vì thế, hãy xác định một điểm mạnh của sản phẩm để khách hàng cảm thấy sản phẩm của bạn là độc nhất giữa hàng ngàn sản phẩm. Ví dụ, cửa hàng Domino Pizza xác định điểm mạnh của họ là thời gian giao hàng dưới 30 phút, trong khi các cửa hàng khác có thời gian giao hàng trung bình là 1-2 tiếng đồng hồ. Điều này đã khiến cho Domino Pizza nổi bật hơn các đổi thủ cạnh tranh khác và được khách hàng chú ý nhiều hơn.

Xác điểm điểm mạnh của sản phẩm

Xác điểm điểm mạnh của sản phẩm

Cung cấp thứ còn hơn cả mong đợi của khách hàng

Khách hàng luôn thích được nhận thêm giá trị ngoài sản phẩm mà họ định mua. Điều này tạo thiện cảm tốt của khách hàng đối với bạn cũng như chính sản phẩm mà bạn đang bán, là cách thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hiệu quả. Ví dụ, khách hàng đến cửa hàng KFC cùng con với mục đích là ăn trưa. Cửa hàng KFC đó luôn có một người hóa trang để giúp bữa ăn trở nên vui vẻ hơn. Như vậy là khách hàng không chỉ thỏa mãn nhu cầu về ăn uống mà còn có thêm giá trị không khí vui vẻ của bữa ăn, tạo ấn tượng tốt về cửa hàng.

Vượt qua mong đợi của khách hàng

Vượt qua mong đợi của khách hàng

Đảm bảo về sự uy tín của nhà cung cấp cũng như sản phẩm mà bạn đang bán

Nếu như bạn có bất kì thông tin, tài chính thống nào thể hiện sự uy tín của nhà cung cấp hay sản phẩm mà bạn đang bán thì bạn nên cho khách hàng xem. Hãy xây dựng uy tín ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên với khách hàng. Đặc biệt trong thời đại có tới hàng trăm, hàng nghìn sự lựa chọn cho khách hàng ngoài thị trường.

Xác nhận độ uy tín của sản phẩm

Xác nhận độ uy tín của sản phẩm

Đừng chỉ tập trung vào việc bán hàng

Để có thể bán hàng một cách tốt nhất, đôi khi cách hiệu quả lại không phải là tập trung bán sản phẩm bạn đang phân phối, mà bán chính bản thân bạn. Đôi khi việc tập trung quá nhiều sản phẩm có thể khiến khách hàng trở nên đề phòng hơn, suy nghĩ lâu hơn trước khi đến quyết định chốt đơn hàng, ảnh hưởng đến quá trình bán sản phẩm của bạn. Nhưng nếu bạn có thể tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. Khách hàng mua sản phẩm không phải vì họ đã tìm hiểu một cách kĩ càng về sản phẩm đó. Họ mua sản phẩm vì họ tin tưởng bạn sẽ cung cấp sản phẩm tốt nhất cho họ. Do đó, việc giao tiếp, xây dựng mối quan hệ với khách hàng là yếu tố quan trọng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Xây dựng thương hiệu cá nhân