Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội và Hòa Lạc Vingroup sẽ rót vốn đầu tư

25/09/2019

Theo Vingroup, đây là các tuyến mới trong quy hoạch, do thành phố giới thiệu cho các doanh nghiệp tham gia theo hình thức BT. Vingroup sẽ đầu tư 100.000 tỷ đồng và đang chờ thành phố phê duyệt.

Tại Hội nghị “Hà Nội 2017 – Hợp tác đầu tư và Phát triển” ngày 25/6, UBND TP. Hà Nội đã trao bản ghi nhớ với các doanh nghiệp để thực hiện một số dự án lớn trên địa bàn. Trong đó, Vingroup sẽ rót khoảng 100.000 tỷ đồng xây dựng tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, bên cạnh những tuyến đang xây dựng bằng vốn ngân sách. Cụ thể, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Vingroup cho biết, Tập đoàn đang đề xuất UBND TP. Hà Nội cho phép tham gia nghiên cứu đầu tư các đoạn tuyến trong 5 tuyến đường sắt đô thị. Trong đó, cụ thể là các đoạn tuyến sau: Tuyến số 2: đoạn Nội Bài – Nam Thăng Long Tuyến số 3: đoạn Ga Hà Nội – Hoàng Mai (Yên Sở) và đoạn Nhổn – Trôi – Sơn Tây Tuyến số 5: đoạn Văn Cao – Vành đai 4 và đoạn Vành đai 4 – Hòa Lạc Tuyến số 6: đoạn Nội Bài – Phú Diễn – Hà Đông – Ngọc Hồi Tuyến số 8: đoạn Sơn Đồng – Mai Dịch và đoạn Mai Dịch – Vành đai 3 – Dương Xá. Theo Vingroup, đây là các tuyến mới trong quy hoạch, do thành phố giới thiệu cho các doanh nghiệp tham gia theo hình thức BT. Vingroup sẽ đầu tư 100.000 tỷ đồng và đang chờ thành phố phê duyệt. Ngoài Vingroup các tuyến trên cũng có nhiều nhà đầu tư khác đăng ký tham gia.

Vingroup đang đề xuất UBND TP. Hà Nội cho phép tham gia nghiên cứu đầu tư các đoạn tuyến trong 5 tuyến đường sắt đô thị (Ảnh minh họa)

Vingroup đang đề xuất UBND TP. Hà Nội cho phép tham gia nghiên cứu đầu tư các đoạn tuyến trong 5 tuyến đường sắt đô thị (Ảnh minh họa)

Theo kế hoạch, dự án đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động là tuyến 2A – Cát Linh – Hà Đông, theo sau là các tuyến số 3, đoạn Nhổn – ga Hà Nội; tuyến số 1, đoạn Ngọc Hồi – Yên Viên và tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo – Thượng Đình. Tuy nhiên, hiện nay tiến độ triển khai các dự án này đều rất chậm. Dự án Cát Linh – Hà Đông khởi công từ tháng 10/2009 với tổng mức đầu tư ban đầu 550 triệu USD bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc, theo hình thức EPC. Tuy nhiên, sau đó vốn được điều chỉnh tăng, nâng tổng mức đầu tư thêm hơn 300 triệu USD. Dự kiến ban đầu đưa vào khai thác năm 2016 nhưng phải điều chỉnh lùi đến năm 2018 mới khai thác thương mại. Trong khi đó, tuyến đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội đoạn Nhổn – ga Hà Nội sau hai lần tăng giá, đến nay dự án có tổng mức đầu tư gần 36.000 tỷ đồng, được khởi công xây dựng từ tháng 9/2010 và dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2017. Tuy nhiên, thời gian hoàn thành có thể phải lùi đến sau năm 2021.