Cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng, Thành phố Hà Nội có kế hoạch khởi công vào dịp 19.5.
Thông tin với các cơ quan báo chí, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng có kế hoạch khởi công vào dịp 19.5.
Việc xây dựng cầu Tứ Liên sẽ sử dụng vốn đầu tư công, không sử dụng vốn theo hình thức đối tác công tư như phương án ban đầu.
Lý giải cho việc này, đại diện UBND Thành phố Hà Nội cho biết, cầu Tứ Liên là một trong 3 cầu trọng điểm cần xây dựng sớm để giảm ùn tắc giao thông, giúp sớm hoàn thiện quy hoạch hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hai bên bờ sông Hồng cũng như trên địa bàn thành phố khu vực các quận nói chung.
“Từ thực tế trên, để cầu Tứ Liên rút ngắn các trình tự về thủ tục, giúp dự án cầu nhanh chóng hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư, quá trình xây dựng, thành phố đã thống nhất chủ trương đầu tư cầu Tứ Liên bằng nguồn đầu tư công” - đại diện UBND Thành phố Hà Nội thông tin.
Địa điểm xây dựng cầu Tứ Liên nằm giữa cầu Nhật Tân và cầu Long Biên, kết nối từ đường trục chính đô thị (được quy hoạch) dọc đê Hữu Hồng đến quốc lộ 5 kéo dài, thuộc địa phận quận Tây Hồ, quận Long Biên và huyện Đông Anh.
Điểm đầu cầu Tứ Liên giao với đường Nghi Tàm, điểm cuối qua nút giao quốc lộ 5, tổng chiều dài 4,8 km với 5 nút giao gồm: Nghi Tàm, Hữu Hồng, bãi giữa, Tả Hồng và nút giao quốc lộ 5 kéo dài. Cầu có kiến trúc dây văng kết hợp văng xoắn tạo ra các nhịp lớn với hệ khung thép nhẹ, hai trụ cầu chính được tạo hình.
Trao đổi với Lao Động, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, trước đây, Hà Nội chủ yếu phát triển ở phía Nam sông Hồng, dẫn đến sự chênh lệch giữa các vùng rất lớn.
Từ sau quy hoạch năm 1998, Hà Nội bắt đầu phát triển mạnh sang phía Bắc sông Hồng, dấu mốc thể hiện điều này là việc hình thành quận Long Biên. Qua đó tạo nên sự hài hòa, cân bằng giữa hai bên, điển hình như việc hình thành quận Long Biên phía Bắc sông Hồng.
"Việc triển khai những cây cầu vượt sông nhằm mục đích phát triển đồng bộ hai bên sông Hồng. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của Hà Nội, thực hiện những yêu cầu mang tính đột phá trong Luật Thủ đô là lấy trục sông Hồng làm trục trung tâm, kết hợp với định hướng đưa 3 - 5 huyện lên quận; đồng thời kết nối để thực hiện theo mô hình phát triển đô thị là có các thành phố trực thuộc Thủ đô nằm ở phía Bắc, Tây và Nam.
Việc xây dựng thêm những cây cầu không chỉ giúp giảm áp lực giao thông, giảm dân số trong nội đô mà còn góp phần sử dụng hiệu quả nguồn đất đai phong phú để tái cơ cấu kinh tế, hình thành và phát triển các khu dân cư mới", TS Đào Ngọc Nghiêm cho hay.
Theo Báo Lao Động
Tin Mới nhất
![](https://diaockienhung.vn/uploads/up/root/news/2025/02/12/14/53/cau1739325235_6667.jpeg)
Chính thức chốt thời gian khởi công cầu Tứ Liên -"siêu cầu" vượt sông Hồng
![](https://diaockienhung.vn/uploads/up/root/news/2024/12/25/20/15/duo1735110911_2938.jpg)
Đường Nguyễn Tuân mở rộng, tạo đà tăng trưởng kinh tế khu vực trung tâm quận Thanh Xuân
![](https://diaockienhung.vn/uploads/up/root/news/2024/12/24/16/17/z581735010230_3892.jpg)
Lộ trình đầu tư tuyến cao tốc Mộc Châu-Sơn La-Điện Biên
![](https://diaockienhung.vn/uploads/up/root/news/2024/09/30/19/51/d8d1727679069_8395.webp)
Giá chung cư dự đoán sẽ tăng mạnh sau khi thực hiện dự án mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân
![](https://diaockienhung.vn/uploads/up/root/news/2024/09/29/22/48/cao1727603288_0319.jpg)