So sánh nhà ở thương mại và nhà ở xã hội

17/06/2019

Rất nhiều khách hàng mới bắt đầu đi tìm hiểu các dự án chung cư đều chưa phân biệt được thế nào là nhà ở thương mại, thế nào là căn hộ dự án nhà ở xã hội. Sau đây là phân tích của chúng tôi về điểm giống và khác nhau giữa 2 loại hình căn hộ này.

Nhà ở thương mại và nhà ở xã hội là 2 thuật ngữ quen thuộc mà hầu như người dân nào khi có nhu cầu cũng được nghe. Ngày nay, do mật độ dân cư ngày càng cao, đất chật người đông. Nên việc xây dựng và mua chung cư là điều tất yếu. Đối với những có nguồn tài chính cao thì đó là điều không cần phải suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên đối với người có thu nhập trung bình thấp thường phân vân xem nhà ở thương mại và nhà ở xã hội nên chọn loại hình nào. Chúng ta sẽ cùng phân tích sự khác nhau giữa nhà ở thương mại và nhà ở xã hội

Khái niệm

Nhà ở thương mại: là nhà ở do tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng để bán, cho thuê theo nhu cầu và cơ chế thị trường

Nhà ở xã hội: là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại Điều 53, Điều 54 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định này mua, thuê hoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định.

Dự án Ecohome 3 đường Phạm Văn Đồng
Dự án Ecohome 3 đường Phạm Văn Đồng

Đối tượng của Nhà ở thương mại và Nhà ở xã hội

Đối với nhà ở xã hội +Ưu tiên đặc biệt đối với Cán bộ công nhân viên chức nhà nước (không cần chứng minh thu nhập) +Người có thu nhập thấp (Không phải đóng thuế thu nhập cá nhân thường xuyên) +Phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm vắng dài hạn (KT3 trên 1 năm) +Giấy chứng nhận kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc giấy chứng nhận độc thân Ngược lại, Nhà ở thương mại không giới hạn đối tượng người mua, chỉ cần người mua có nhu cầu mua nhà để ở hay đầu tư đều có thể mua được những sản phẩm phù hợp. Đối tượng mua nhà ở thương mại bao gồm cả đối tượng thuộc diện mua nhà ở xã hội nếu có nhu cầu.

Chính sách vay vốn

Dựa vào đặc điểm mọi đối tượng có nhu cầu mua, nên việc vay mua nhà ở thương mại không không hạn chế các ngân hàng tài trợ. Người mua tùy ý chọn ngân hàng. Trong khi đó, nhà nước quy định chi tiết về các ngân hàng được cho vay vốn để mua nhà ở thuộc diện “nhà ở xã hội”. Bao gồm 5 ngân hàng: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank Ngân hàng Chính sách xã hội.

Đối với hạn mức vay và lãi suất vay vốn

Khi đặt bài toán tài chính đối với nhà ở thương mại và nhà ở xã hội thì ngoài giá bán, hạn mức vay và lãi suất vay vốn là vấn đề người dân quan tâm hàng đầu khi đặt lên bàn cân so sánh. Chính sách hỗ trợ cho vay của các ngân hàng đối với nhà ở thương mại cũng có những ưu đãi với hạn mức vay tối đa 70% giá trị nhà ở, thời gian vay linh hoạt trong 20-25 năm, lãi suất cạnh tranh chỉ từ 7-8% năm đầu tiên, và các năm sau thường là bằng Lãi suất tiết kiệm 24 tháng + Biên độ 3,5% = 11-12%( tùy vào Gói tiết kiệm 24th của mỗi ngân hàng).

Lãi suất vay đối với nhà ở xã hội sẽ được nhà nước ấn định và quy định cố định tùy theo gói vay ưu đãi. Chẳng hạn năm 2018, Chính phủ cũng đã giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện triển khai gói hỗ trợ mới 2.000 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn 50% từ ngân sách và 50% từ nguồn huy động để cho vay mua nhà ở xã hội với lãi suất tối đa 5%/năm (trước mắt là 4,8%/năm) nhằm tạo nguồn vốn cho người dân mua, thuê mua nhà ở. Qua phân tích trên ta có thể tóm gọn những ưu và nhược điểm của nhà ở thương mại và nhà ở xã hội:

  • Nhà ở xã hội: 

Ưu điểm Giá bán thấp vì đã được nhà nước hỗ trợ về giá và Miễn tiền sử dụng đất, Thuế VAT chỉ 5% Được hỗ trợ vay với lãi suất thấp

Khuyết điểm: Môi trường sống trung bình Chất lượng công trình tạm ổn Phải thuộc đối tượng theo quy định mới được mua Muốn chuyển nhượng cũng phải đúng những đối tượng đủ điều kiện, và bị khống chế chuyển nhượng trong 5 năm đầu ( Kể từ khi nhận nhà.) Mỗi hộ gia đình chỉ được hưởng chính sách Nhà ở xã hội một lần duy nhất.

  • NHÀ Ở THƯƠNG MẠI:

- Ưu điểm: Môi trường sống cao cấp hơn Chất lượng công trình cao Ra sổ sau 12 tháng Tất cả người dân đều mua được Sang nhượng tự do Số lượng căn hộ sở hữu tự do

​​​​​​​- Khuyết điểm: Giá cao hơn nhà ở xã hội khoảng 20% so với cùng khu vực Tóm lại, dựa vào các ưu, khuyết điểm của nhà ở thương mại và nhà ở xã hội này mà tùy vào mục đích; tài chính hiện có và Đối tượng của bản thân mà Người dân sẽ đưa ra được lựa chọn giữa 2 loại căn hộ này.