2. Các giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:
a) Thế chấp, mua bán nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; hoặc mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
d) Cho mượn, thuê, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; đ) Nhận thừa kế nhà ở;
e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó). Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trường hợp nhà ở cho thuê thì ngoài các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản.
Điều này, nhà ở còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở; đồng thời có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường. Nếu trường hợp mua bán của bạn không thuộc trường hợp không bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, thì bạn không thể thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở, vì hợp đồng mua bán nhà ở phải công chứng mà bạn lại không có sổ hồng. Song, hai bên vẫn có thể lập hợp đồng đặt cọc để đảm bảo việc bạn sẽ bán căn hộ này cho người mua hoặc lập vi bằng hành vi mua bán nhà ở của 02 bên - do cơ quan thừa phát lại thực hiện. Khi lập hợp đồng đặt cọc thì hai bên chỉ cần lập thành văn bản, có chữ ký của người mua - người bán là có giá trị pháp lý. Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng/chứng thực nhưng nếu có nhu cầu thì bạn có thể đi công chứng/chứng thực hợp đồng đặt cọc.