Sổ đỏ là gì? Những thủ tục và chi phí khi làm sổ đỏ

16/11/2020

Để làm sổ đỏ bạn phải nắm rõ các thủ tục làm sổ đỏ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ thủ tục làm sổ đỏ trong lòng bàn tay.

thủ tục làm sổ đỏ bạn cần biết

 Sổ đỏ là gì

Theo NĐ số 60-CP của CP và TT số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của TCĐC sổ đỏ hay bìa đỏ. Đây là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho các khu vực ngoài đô thị. Sổ đỏ có màu đỏ đậm, do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ sử dụng. Trong đó các loại đất được cấp sổ đỏ bao gồm: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, làm muối. Hay cả đất nuôi trồng thủy sản, đất làm nhà ở thuộc nông thôn.

kinh-nghiem-dau-tu-dat-nen-1

Ngoài ra, đa phần sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình. Do vậy khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chữ ký của hộ gia đình. Trong đó bao gồm tất cả các thành viên đủ 18 tuổi trở lên có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình. Để làm sổ đỏ bạn phải hoàn thiện các bước thủ tục làm sổ đỏ.

Thủ tục làm sổ đỏ

  1. Chuẩn bị giấy tờ

Trong thủ tục làm sổ đỏ, trước tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ. Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, việc làm sổ đỏ cần những giấy tờ sau:

-        Tờ khai đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo mẫu;

-        Bản chính và bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

-        Bản sao giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên bán và bên mua – tương tự đối với trường hợp tặng cho;

-        Hợp đồng chuyển nhượng/tặng cho quyền sử dụng đất bản gốc có công chứng;

-        Bản sao giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn), giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu chưa kết hôn hoặc đã ly hôn). Thủ tục làm sổ đỏ lần đầu

  1. Làm sổ đỏ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, người làm sổ đỏ sẽ tiến hành làm sổ đỏ. Theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục làm sổ đỏ lần đầu được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

- Nếu địa phương nào đã thành lập Bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý

Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ sẽ do Văn phòng đăng ký làm, bao gồm:

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung (trong thời hạn 03 ngày làm việc).

- Nếu hồ sơ đủ Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận;

- Viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp;

- Xử lý yêu cầu cấp Sổ cho hộ gia đình, cá nhân

Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thông báo các khoản tiền phải nộp cho hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu cấp Sổ.

- Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo quy định. Khi nộp tiền xong thì giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 3. Trả kết quả

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Sổ đỏ cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi Sổ đỏ cho UBND cấp xã để trao hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.

Chi phí làm sổ đỏ

Để hoàn thiện thủ tục làm sổ đỏ bạn cần phải đóng 4 loại phí.

1. Tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất là khoản tiền lớn nhất khi làm sổ đỏ. Tùy vào mỗi trường hợp mà người làm sổ đỏ phải đóng tiền sử dụng đất khác nhau. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp khi làm sổ đỏ đều phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Lệ phí trước bạ

Theo Điều 5 và Điều 6 Nghị định 140/2016/NĐ-CP được sửa đổi, lệ phí trước bạ khi cấp sổ đỏ được tính theo công thức:

  • Lệ phí trước bạ = (Giá 1m2 đất tại Bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%

Trong đó:

  • Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
  • Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai xác định và cung cấp cho cơ quan Thuế.

Ví dụ: Bà Hoàng Thảo Anh sở hữu 200m2 đất ở. Giá đất ở chỗ có khu đất của bà Anh ông là 03 triệu đồng/m2. Khi làm sổ đỏ bà  Anh phải nộp lệ phí trước bạ là:

  • Lệ phí trước bạ = (03 triệu đồng x 200m2) x 0.5% = 03 triệu đồng

chi phí làm sổ đỏ

3. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí cấp Giấy chứng nhận do HĐND cấp tỉnh quyết định. Do vậy mức thu lệ phí thủ tục làm sổ đỏ từng tỉnh, thành có thể khác nhau.

4. Phí thẩm định hồ sơ

Theo điểm i, khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định: Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật. Theo đó, phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ là khoản phí do HĐND cấp tỉnh quy định. Do vậy, có một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ không phải nộp phí khi cấp sổ đỏ lần đầu. Như vậy, thủ tục làm sổ đỏ bạn cần phải đóng các loại phí như: tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp sổ đỏ, phí thẩm định làm hồ sơ. Ngoài ra, bạn có thể phải đóng tiền đo đạc đất.