Những cấm kỵ phong thủy với nhà chung cư

01/11/2018

Đối với một môi trường sống lớn như thành phố thì Khu nhà chung cư được coi là môi trường vừa, còn căn hộ chung cư được coi là môi trường nhỏ. Môi trường lớn hơn sẽ ảnh hưởng tới môi trường nhỏ hơn. Vì vậy, tình trạng khái quát của môi trường vừa, khu nhà chung cư có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của cư dân. Nếu không chú ý tới những cấm kỵ phong thủy có thẻ gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của cư dân

1. Khu nhà chung cư có hình tam giác

Mặt bằng khu đất của khu nhà chung cư không nên có hình tam giác. Vì thực tế, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người trung niên sống trong khu vực này. Khu đất hình tam giác có diện tích nhỏ hẹp, ba mặt của mảnh đất bị bao bọc bởi đường sá hoặc sông suối, tạo nên một khung hình tam giác. Trên mặt của khu đất đó chỉ có một hoặc hai tòa nhà. Còn đối với các khu đất có diện tích lớn hơn, các tòa nhà có cảnh quan, hoa viên sẽ không thuộc đối tượng bị kiêng kị. Để xử lí với trường hợp cấm kỵ phong thủy này: bạn nên trồng cây xanh trên phần góc nhọn của hình tam giác, hay có nghĩa là cắt bỏ góc nhọn đó đi trong phỏng thủy.

khu nhà ở có góc nhọn
Hình 1: Trồng cây xanh ở phần góc nhọn, phá bỏ thế tam giác

2. Khu nhà chung cư tối kỵ bên trái rộng, bên phải hẹp

Khu đất có hình dạng bên trái nhỏ hẹp hơn so với bên phải gọi là "Gia nội tiền tài phong thịnh phú" hay có nghĩa là "Trong nhà luôn đầy ắp tiền của". Nếu bạn làm ngược lại, có nghĩa là "Tiên hữu điền trạch, hậu dã vô", hay là "Có nhà cửa ruộng vườn, nhưng sau cũng bị mất hết"

khu nhà ở bên trái hẹp hơn bên phải
Hình 2: Mặt bằng khu đất bên trái hẹp (ngắn), bên phải rộng (dài)

3. Khu nhà chung cư không được phía trước rộng, phía sau hẹp

Hình dạng của mặt bằng Khu nhà ở tốt nhất nên là phía trước hẹp, phía sau rộng, tạo thành thế “nở hậu”.

khu nhà ở phía trước rộng hơn phía sau
Hình 3: Mặt bằng khu đất phía trước hẹp, phía sau rộng

4. Tối kỵ khu nhà chung cứ phía sau thấp, phía trước cao

Phong thủy của khu nhà chung cư nên là phía sau cao, phía trước thấp. Đây không chỉ nói riêng về địa thế, mà còn cả hình dáng của kiến trúc tòa nhà. Tuy nhiên, không nên xây nhà cao trên nền địa thế thấp và xây nhà thấp trên địa thế cao.

khu nhà ở phía trước thấp phía sau cao
Hình 4: Hình dáng kiến trúc phía trước thấp, phía sau cao

5. Khu chung cư tối kỵ phong thủy bị kẹp giữa hai con đường lớn

Khu nhà ở có diện tích không lớn bị kẹp giữa hai con đường lớn, thẳng tắp là điều cấm kỵ phong thủy. Tuy nhiên, nếu khu nhà ở có diện tích lớn thì có thể chấp nhận được.

 

khu nhà ở bị kẹp giữa hai con đường lớn
Hình 5: Những tòa nhà bị kẹp giữa hai con đường lớn

6. Khu nhà chung cư tối kị bị bao bọc bới các tòa nhà cao tầng xung quanh:

Đối với khu nhà chung cư có diện tích bé, độ cao lại tương đối thấp, bị bao bọc bởi các tòa nhà cao tầng xung quanh khác sẽ giống như bị "ngập chìm" trong vòng vây của kẻ khác là rất không nên.

khu nhà bị bao bọc bởi nhà cao tầng
Hình 6: Căn nhà bị bao bọc bởi những tòa nhà cao tầng

7. Khu nhà chung cư tối kỵ xây trong ngõ, hẻm cụt

Khu nhà chung cư không nên ở trong tận cũng ngõ, hẻm, các con đường dài và nhỏ hẹp. Điều này có thể phát sinh nhiều vấn đề bất lợi

cửa chính không nên trực xung với đường
Hình 7: Mở rộng ngõ, hẻm thông thoáng, cửa chính không nên trực xung với đường dù có thể hóa giải.

8. Khu nhà ở nên có khoảng không gian trống ở giữa

Khu nhà chung cư nên giữ một khoảng trống nhất định , theo thuật ngữ phong thủy gọi là "Minh đường trong khuôn viên"

Trong môi trường sống hiện nay, các khu nhà chung cư của người dân cần có một khoảng không gian nhất định cho các hoạt động giao lưu sinh hoạt, tập thể dục rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí nhăm thư giãn, giải tỏa tâm lý... Diện tích của khoảng không gian này chính là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của khu nhà chung cư.

khuôn viên khu nhà ở
Hình 8: Khoảng không gian trống trong khuôn viên của Khu nhà ở

9. Xử lí uế khí của sông hồ xung quanh khu nhà

Ở xung quanh khu nhà chung cư nên có sông, hồ nhưng phải đảm bảo môi trường, không khí trong lành. Tất nhiên, nếu có thể tận dung được nguồn nước đã qua xử lý để sử dụng tuần hoàn thì càng tốt. Nước không được vẩn đục, ô nhiễm, dòng nước chạy không quá ồn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cư dân.

khu nhà ở cạnh sông hồ ô nhiễm
Hình 9: Những dòng chảy bị ô nhiễm, bốc uế khí, gây tiếng ồn cần phải được xử lý ngay

10. Không nên dựng nhà trên nền đê phòng hộ

Khu nhà ở hoặc nhà ở xây dựng trên nền đê phòng hộ không những gây tác động xấu đến dòng chảy mà còn có ý nghĩa gia sản của bạn sẽ bị cuốn trôi và chảy ra biển. Đây là một trong những tối kỵ phong thủy quan trọng.

khu nhà ở lấn đê phòng hộ
Hình 10: Không được xây Khu nhà ở lấn đê phòng hộ

11. Lối vào khu nhà cần phỉa được thiết kế Minh Đường

Khu nhà chung cư tốt nhất nên thiết kế một khoảng không gian trống phía trước cổng, đi qua không gian trống đó sẽ đến đường giao thông. Khoảng trống đó được ọi là "Minh đường". Nếu như khu nhà chung cư vẫn chưa có "Minh đường" thì nên để dành ví trí cổng phia sau một khoảng trống để làm "Minh đường".

lối vào khu nhà ở
Hình 11: “Minh đường” phía trước lối vào Khu nhà ở

12. Khu nhà ở có tường vây cao thì tối kỵ mở cửa chính ở hướng Tây

Trong một tác phẩm khác là Vượng trạch sách hoạch, tác giả đã từng nêu ví dụ về cách trang trí trên cửa Đông hoa môn của di tích Cố cung ở thủ đô Bắc Kinh-Trung Quốc, đó là trổ cửa hướng Đông để khắc thổ ở giữa theo thuyết ngũ hành. Vậy Khu nhà ở nếu trổ cửa hướng Tây có tốt không? Cổ ngữ có câu “Bạch hổ môn, thương chủ nhân”, tức là mở cửa ở phương vị Bạch hổ (hướng Tây) sẽ có hại cho chủ nhân. Thực tiễn cũng đã chứng minh điều đó.

Do vậy, nếu Khu nhà ở có thiết kế tường vây cao, khép kín thì không nên mở cửa hướng Tây. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng phải mở cửa hướng Tây thì nên thiết kế tường vây theo phong cách mở, thông thoáng, đồng thời nên mở thêm cửa khác ở chính hướng, ví dụ như ở hướng Nam, hoặc Bắc.