Có trong tay 1 tỷ đồng, đầu tư vào đâu vừa an toàn vừa “hốt bạc”

31/10/2016

Với khả năng tài chính như vậy, trên thị trường có rất nhiều kênh đầu tư để nhà đầu tư lựa chọn. Đó có thể là chứng khoán, vàng, ngoại tệ, gửi tiết kiệm, hay bất động sản… Trong khoảng 2 năm trở lại đây, lãi suất tiền gửi VNĐ có xu hướng giảm dần, hiện ở mức trung bình khoảng 5-6%, trong khi tốc độ lạm phát tiếp tục tăng, dự kiến ở mức 4-6% năm 2016. Như vậy, người gửi tiền gần như không có lãi khi gửi tiết kiệm. Một số kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng hay ngoại tệ cũng không mấy sáng sủa. Trong khi thị trường chứng khoán thiếu ổn định và khó tiếp cận với hầu hết mọi người do đòi hỏi có kiến thức sâu rộng thì vàng và ngoại tệ gần như không còn hấp dẫn bởi các quy định của nhà nước trong việc siết chặt quản lý các kênh này tránh vàng hóa, đô la hóa thị trường. Vì thế, trong năm qua Bất động sản được giới chuyên gia đánh giá là kênh đầu tư sáng giá và hấp dẫn nhất trong năm. Tuy vậy, để lựa chọn được loại hình BĐS để đầu tư đem lại hiệu quả cả về mặt lợi tức và độ an toàn thì không phải dễ, đặc biệt với những người chỉ có trong tay khoảng 1-1.5 tỷ đồng. Với số tiền đó, nhà đầu tư không thể mua được BĐS cao cấp ở trung tâm Hà Nội hay Sài Gòn để cho thuê, bởi thường căn hộ có giá trung bình từ 3 đến 6 tỷ đồng. Ngoài ra, theo tính toán của giới đầu tư lợi tức cho thuê cũng chỉ từ 4-5% ở Hà Nội và cao hơn đôi chút tại Sài Gòn nên lợi tức sau lạm phát gần như bằng 0. Nhiều nhà đầu tư hiện nay đang nhắm tới sản phẩm condotel ở một số thành phố biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc với mức cam kết lợi nhuận từ 8 đến 12% trong nhiều năm, khá hấp dẫn so với gửi tiết kiệm. Nhưng theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, đầu tư vào condotel lại chứa đựng khá nhiều yếu tố rủi ro như rủi ro về khả năng thanh toán lãi như cam kết khi dự án đi vào hoạt động tùy thuộc vào tiềm lực tài chính và khả năng kinh doanh của chủ đầu tư, rủi ro pháp lý của dự án hay phí bảo trì và vận hành các sản phẩm này luôn ở mức cao và tăng theo thời gian từ 5-10%/năm, trong khi căn hộ xuống cấp, giá trị giảm dần.

img20161027093800666
Hàng loạt dự án lớn như Khách sạn Sheraton phục vụ APEC 2017, FPT City với quy mô 50.000 người đang được rầm rộ triển khai tại khu Nam Đà Nẵng.

Cho nên, nhiều nhà đầu tư đang quay trở lại với nhà đất do xu hướng tăng giá đều và bền vững của kênh đầu tư này, tập trung vào những khu vực giá hiện còn rẻ, đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Theo ghi nhận, giới đầu tư đang đổ xô mua nhà đất tại Đà Nẵng, điển hình là dự án tại Đông Nam thành phố. Điều này khiến giá nhà đất ở đây liên tục tăng mạnh, có nơi tăng tới gấp hai, ba lần trong 1 năm trở lại đây. Theo khảo sát, khu vực trung tâm ven bờ Tây sông Hàn năm ngoái trung bình khoảng 120 triệu đồng/m2, nay tăng lên khoảng 220 triệu đồng/m2. Nhiều vị trí đẹp, lô đất ven biển giá chỉ khoảng 50-70 triệu đồng/m2 hồi đầu năm nhưng nay lên tới 120-150 triệu đồng/m2.

Nằm kề bên FPT Complex với quy mô 10.000 kỹ sư công nghệ, trong cộng đồng dân cư hơn 50.000 người, trục nhà phố tại FPT City đang được khẩn trương hoàn thiện để phục vụ nhu cầu nhà ở ngày càng lớn nơi đây.

Cũng có vị trí gần biển, kề bên sông Cổ Cò và trên trục phát triển ‘nóng’ của BĐS ở Nam Đà Nẵng nhưng giá nhà đất tại một số dự án như FPT City hiện đang khá ‘mềm’, chỉ 1.6 tỷ cho nhà có diện tích xây dựng 127m2 trên mảnh đất 90m2. Lý giải cho điều này, giới thạo tin cho biết mức giá này chỉ còn trong thời gian ngắn bởi, một khi chủ đầu tư hoàn thành đồng bộ nhiều cơ sở hạ tầng, dịch vụ thì giá nhà đất ở đây sẽ tăng lên chóng mặt. Đặc biệt, trục nhà phố tại FPT City đang rất hút khách do có lợi thế thương mại sẵn có nhờ nhu cầu dịch vụ từ hơn 3.200 kỹ sư công nghệ, chuyên gia đến từ nhiều nước đang làm việc ở khu FPT Complex, sắp tới con số này có thể lên tới 10.000 kỹ sư. Theo tiết lộ của chủ đầu tư, nhiều công ty đối tác từ Nhật, Mỹ, Singapore cũng đang có nhu cầu mua lại một số khu trong dự án để làm nhà ở cho các chuyên gia đang làm việc tại FPT Complex, nhiều cư dân đã dọn về ở và dịch vụ cho thuê nhà đang trở nên khá sôi động. Đồng thời, Tp. Đà Nẵng cũng đang đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ đô thị ở khu phía Nam nhằm phục vụ APEC 2017 và giãn mật độ dân ở các quận trung tâm. Đây là cơ hội nâng tầm đô thị cho khu vực phía Nam thành phố, giá trị BĐS khu vực này cũng vì thế mà sẽ “cất cánh”.